Ông Nguyễn Đức Nhật (SN 1961), đến với ngành bưu điện khi vừa tròn 18 tuổi, trong vai trò là cán bộ xây dựng tuyến bưu điện xã tại Bưu điện huyện Krông Pắk.
Trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, năm 2002, ông Nhật được bổ nhiệm làm Giám đốc Bưu điện huyện này.
![]() |
Ông Nguyễn Đức Nhật (thứ 2, bên phải) tại Hội nghị biểu dương lao động giỏi, lao động sáng tạo do Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức tháng 7/2020 |
Đến năm 2009, ông được luân chuyển làm Giám đốc Bưu điện TP Buôn Ma Thuột. Năm 2013, ông lại quay về mái nhà xưa là Bưu điện huyện Krông Pắk, tiếp tục dẫn dắt đơn vị phát triển từ đó đến nay.
Ông Nhật chia sẻ, Krông Pắk là huyện cánh Đông của tỉnh Đắk Lắk, có hơn 20 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 30%.
Giao thông vận tải trên địa bàn đi lại còn khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, mức sống còn chênh lệch, những điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ của ngành bưu điện.
Tuy nhiên, kết quả kinh doanh của Bưu điện huyện Krông Pắk lại rất khả quan, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng ổn định từ 30-40%/năm.
![]() |
Ông Nhật (thứ 3, bên phải) được Bưu điện tỉnh Đắk Lắk vinh danh |
Đơn cử, năm 2019, bối cảnh thị trường bưu điện cạnh tranh khốc liệt, doanh thu của Bưu điện huyện Krông Pắk vẫn tăng 45% so với năm 2018.
Ông Nhật cho biết, chiến lược giúp Bưu điện huyện Krông Pắk dẫn đầu trong ngành bưu điện tỉnh là phân bổ nguồn nhân lực hợp lý, tiếp kiệm sức người mà vẫn mang lại năng suất, hiệu quả trong kinh doanh; quản lý tốt dòng tiền để tiết kiệm chi phí, phục vụ tái sản xuất; tìm kiếm những giải pháp để nâng cao công tác, chất lượng phải được đặt lên hàng đầu để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Người truyền lửa cho nhân viên
Nói về chiến lược kinh doanh, ông Nhật cho biết, vào đầu năm, khi nhận được kế hoạch từ Bưu điện tỉnh, ông tập hợp bộ phận chuyên môn, công đoàn cùng trao đổi, thảo luận nắm bắt tình hình thực tế.
Căn cứ vào từng tình hình mà phân công công việc cụ thể cho từng đơn vị. Tập trung phân tích những khó khăn, tính mùa vụ của mỗi dịch vụ để đặt mục tiêu phấn đấu trong từng thời điểm cho từng người lao động.
![]() |
Ông Nhật thăm, tri ân khách hàng của ngành bưu điện |
Ông Nhật chỉ đạo triển khai các buổi tuyền thông, các khóa đào tạo kiến thức về nghiệp vụ của từng dịch vụ giúp cấp dưới nắm bắt, vận dụng nhanh nhất.
“Tôi luôn lưu ý, nhắc nhở nhân viên, phải xác định chất lượng là yếu tố hàng đầu, xuyên suốt của dịch vụ, là yếu tố then chốt để giữ vững và phát triển khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay” - ông Nhật cho hay.
Không chỉ vậy, ông Nhật còn xây dựng kế hoạch truyền thông, cùng cán bộ nhân viên cấp dưới đến từng thôn, buôn, phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các dịch vụ hành chính công thông qua dịch vụ bưu chính, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình, dịch vụ thuế…
Để tạo sự hăng say lao động trong đội ngũ nhân viên, ông Nhật còn chỉ đạo triển khai nhiều phong trào thi đua như dịch vụ cho vay tín dụng; dịch vụ bưu chính theo ngày; thi đua bưu điện văn hóa xã vượt lên thách thức, đột phá thành công; thi đua nâng cao tỷ lệ phát tại các bưu cục phát và tuyến phát…
Các hoạt động trên đã đẩy mạnh tinh thần hăng say làm việc, cống hiến của cán bộ nhân viên ngành bưu điện huyện.
![]() |
Bưu điện huyện Krông Pắk nhiều năm liền là lá cờ đầu ngành bưu điện Đắk Lắk |
Một “bí quyết” khác giúp ông Nhật đưa Bưu điện huyện Krông Pắk thành lá cờ đầu trong ngành Bưu điện tỉnh đó là chính sách quan tâm đặc biệt đến đội ngũ bưu tá xã.
Theo ông Nhật, bưu tá xã là lực lượng chiếm 50% tổng số lao động và là người gắn bó, thân thiết với người dân. Đây là lực lượng “gốc rễ” cho việc phát triển các dịch vụ, duy trì doanh thu bền vững, giữ vững thị phần, uy tín, tiếng nói của ngành bưu điện trên địa bàn.
Do đó, bưu điện huyện triển khai, bưu tá không chỉ đi phát hàng mà còn tham gia phân phối sản phẩm và phát triển dịch vụ như những nhân viên kinh doanh.
Bưu điện huyện Krông Pắk đã phát triển lực lượng bưu tá thành “nhà phân phối” các mặt hàng đơn giản, thuận tiện như bảo hiểm xe máy, bảo hiểm an sinh bưu điện, bảo hiểm y tế hộ gia đình, hàng tiêu dùng… đến tay từng người dân.
Chiến thuật “đôi bạn cùng tiến” đã giúp ông Nhật thành công trong kinh doanh và đào tạo nhân lực.
Theo đó, mỗi nhân viên sẽ được chủ động lựa chọn một đồng đội ăn ý để hỗ trợ nhau trong công việc hàng ngày.
Đó là, một nhân viên giỏi, tích cực sẽ kèm cặp một nhân viên còn hạn chế để hỗ trợ, giúp nhau thành đôi bạn cùng tiến, giúp nhau tự tin, gắn bó hơn với công việc.
Với những nhân viên có năng lực, ông Nhật không ngần ngại đề xuất lên cấp trên ký hợp đồng lao động, cử đi học, bố trí việc làm phù hợp để họ cống hiến cho ngành bưu điện.
Với tâm huyết và tình yêu dành trọn cho ngành bưu điện, ông Nhật đã dẫn dắt Bưu điện huyện Krông Pắk giành nhiều thành tích nổi bật.
Năm 2009, Bưu điện huyện Krông Pắk vinh dự nhận Huân chương lao động hạng Ba. Từ năm 2015 đến nay, đơn vị luôn đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, được nhận cờ thi đua của Bộ Thông tin và truyền thông. Được Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam công nhận là tập thể lao động giỏi, lao động sáng tạo giai đoạn 2015-2020.
Cá nhân ông Nhật vinh dự đại diện tập thể lao động Bưu điện huyện Krông Pắk dự hội nghị do tổng công ty tổ chức tại Hà Nội vào tháng 7/2020 để chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp trong quản lý, sản xuất, kinh doanh của ngành bưu điện.
Ngoài ra, hàng năm, ông Nhật được công nhận là chiến sỹ thi đua cơ sở, được tặng giấy khen của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, bằng khen của Bộ Thông tin và truyền thông, được công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua Bộ giai đoạn 2016-2018…
Sơn không thích nói những chuyện to tát mà chỉ khẳng định rằng cậu thích việc mình đang làm và sẽ cố gắng làm nó tốt nhất có thể.
" alt=""/>Người ‘truyền lửa’ cho ngành bưu điện Đắk LắkMathilde Froustey cho biết năm 2008 cô sang Việt Nam với chiếc chân bị thương. "Tôi bị thương ở chân nên nhà hát cho nghỉ một tháng rưỡi. Tôi quyết định đến Việt Nam và mời người bà của mình đi cùng. Bà tôi là người gốc Việt tuy nhiên vì một vài lý do bà không thể đồng hành cùng tôi trong chuyến đi lần ấy.
![]() |
Nghệ sĩ múa ballet Mathilde Froustey (bên phải). |
Ban đầu tôi cũng định ở lại Việt Nam hơn một tháng thôi nhưng vì thích quá nên xin nghỉ thêm và ở Việt Nam 3 tháng. Kỷ niệm tôi giữ nhiều nhất khi đến Việt Nam đó là không khí nóng ẩm khi ra khỏi máy bay. Điều thứ hai là tôi bị chênh giờ nên buổi sáng thức dậy ra chợ TP.HCM rất sớm và ấn tượng với các loại gia vị và màu sắc.
Lúc sang Việt Nam tôi còn trẻ, nói tiếng Anh chưa sõi lại đi một mình. Tuy nhiên tôi không cảm thấy đơn độc, đe dọa hay nguy hiểm gì cả bởi đi đâu cũng được người Việt Nam chỉ đường và giúp đỡ nhiệt tình nên tôi thấy rất dễ chịu, an toàn và thoải mái khi ở Việt Nam" - Mathilde nói.
Cũng theo Mathilde Froustey, bà của cô có một tuổi thơ không êm đềm sau đó được nhận làm con nuôi ở Pháp. Đó có thể là một yếu tố khiến bà của nghệ sĩ múa ballet nổi tiếng không thể nói tiếng Việt một cách tự nhiên.
![]() |
Mathilde Froustey trên sàn diễn. |
"Bà tôi nói với tôi bằng tiếng Pháp. Tuy nhiên, khi nấu ăn trong bếp thi thoảng không hài lòng gì đó về tôi bà sẽ nói tiếng Việt. Lúc đó tôi nghĩ rằng có thể bà tôi nói được tiếng Việt. Bà tôi hát cho tôi những bài hát bằng tiếng Việt. Khi một mình hay cáu giận điều gì đó bà tôi có thể tự bật ra bằng tiếng Việt" - Mathilde chia sẻ.
Nghệ sĩ ballet nổi tiếng cũng tiết lộ sẵn sàng trở về Việt Nam để dạy cho các nghệ sĩ ballet trong nước. "Tôi sẵn sàng trở về, bao nhiêu lần cũng được. Cứ có dịp là tôi sẽ trở về. Bởi thực sự, việc giảng dạy trực tiếp cho các vũ công Việt Nam sẽ rất quý hơn là chúng ta giảng dạy qua video.
Tôi nghĩ rằng không có gì sống động hơn khi những trao đổi thực tiễn giữa tôi với các vũ công Việt Nam. Tôi sẵn sàng làm cầu nối để thặt chặt mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Pháp cũng như Việt Nam và Mỹ" - Mathilde Froustey khẳng định.
![]() |
Nữ nghệ sĩ múa nổi tiếng Mathilde Froustey. |
Mathilde Froustey - vũ công ngôi sao của nhà hát San Francisco Ballet, trưởng thành từ Opera de Paris và làm khách mời diễn những vở quan trọng cho nhà hát ballet danh giá này. Cô là vũ công đầy năng lượng, sáng tạo và thích ứng rất tuyệt vời với ballet đương đại.
Mathilde mang trong mình một phần dòng máu Việt. Chuyến về Việt Nam lần này, ngoài biểu diễn cô còn cố gắng tìm kiếm dấu vết của bà ngoại mình (là người Việt Nam) để tìm lại một phần nguồn gốc của bản thân.
Mathilde bắt đầu sự nghiệp múa tại Pháp khi lên 9 tuổi. 4 năm sau, năm 1998, cô theo học Trường múa quốc gia Marseille và thành công đã định sẵn trên con đường của nữ diễn viên ballet trẻ và tài năng này. Năm 1999 cô là học sinh trường múa của Nhà hát Opéra de Paris và được nhận làm việc tại đây ba năm.
Mathilde Froustey từng giành giải công chúng của Hiệp hội quảng bá Nhà hát kịch quốc gia Paris dành cho những diễn viên ballet trẻ xuất chúng năm 2003 và Huy chương Vàng cuộc thi Varna năm 2004...
Ngoài Mathilde Froustey, trong chương trình Paris Ballet ngày 11/6 tới còn có sự góp mặt của Agnes Letestu - người 16 năm là Vũ công ngôi sao của nhà hát Quốc gia Pháp Opera de Paris, người được mệnh danh là "quý bà Ballet Pháp" với những vai diễn lớn nhất mà một nữ vũ công có thể ao ước.
Agnes còn là nhà thiết kế thời trang danh tiếng (cô chuyên thiết kế trang phục ballet), diễn viên kịch và biên đạo múa. Những nhà phê bình nghệ thuật gọi cô là "hoàn hảo đến tận các mũi chân, vũ công thượng hạng, một ngôi sao không tì vết với phong cách tự nhiên và kỹ thuật bậc nhất".
Bên cạnh đó là Carlo di Lanno - "Vũ công cổ điển tài năng nhất" năm 2014-2015 của nước Ý, ngay trước ngày sang Việt Nam anh vừa được thăng hạng vũ công ngôi sao (danh vị cao quý nhất dành cho vũ công trong 8 bậc xếp hạng ballet) của nhà hát San Francisco Ballet. Carlo là bạn nhảy những vũ điệu tình tứ với Mathilde.
Đặc biệt, Henri Barda - danh cầm 75 tuổi, người được giới phê bình âm nhạc đánh giá là "báu vật khiêm nhường của nghệ thuật piano Pháp", "đại diện cuối cùng của phong cách piano truyền thống".
S.Hà
Văn Mai Hương phản pháo khi bị tố diễn lố trên sóng VTV" alt=""/>Nghệ sĩ ballet nổi tiếng thế giới kể về người bà gốc Việt